Loa kéo có bị cấm không?
Hát karaoke đã trở thành một nét văn hóa của người Việt Nam từ lâu nay. Nếu nhớ lại khoảng 10 năm trước, người dân đa số hát karaoke bằng các dàn âm thanh tại nhà, giá thành khá đắt nên ít ai có thể tự trang bị cho mình, thêm nữa là do tính chất chỉ hát tại gia nên gia đình nào hát karaoke thường đóng hết cửa lại nhầm hạn chế tiếng ồn cho các người xung quanh.
Nhưng trong vài năm gần đây xuất hiện sản phẩm loa kẹo kéo hay loa di động với kích thước nhỏ gọn và giá thành rẻ nên mọi người đều tự sắm cho mình một chiếc loa kéo về để hát ở mọi lúc mọi nơi, không còn phải ngồi một chỗ mới hát được như các dàn karaoke thông thường. Từ đó các vấn nạn về chiếc loa karaoke này đang diễn ra và đã gây nên nhiều hậu quả rất đáng tiếc. Đã có các chỉ đạo về việc cấm các loại loa này nhưng vẫn chưa đi đến đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lí do ở bài viết này nhé.
Loa kéo từ đâu ra?
Loa kéo xuất phát từ các chiếc xe bán kẹo kéo, khi người bán thường thiết kế dàn loa sao cho nhỏ gọn và để vừa lên chiếc xe bán kẹo kéo của mình, để họ có thể dễ dàng di chuyển xe đến nhiều nơi, dùng âm nhạc thu hút người xem nhằm để bán kẹo kéo. Đó có thể là một nét đẹp, một hỉnh ảnh rất lạ tại Việt Nam trong mắt các du khách. Nhưng sau đó, các chiếc loa kẹo kéo được bán đại trà với nhiều thiết kế đẹp mắt, giá thành khá rẻ, chỉ từ vài trăm cho đến vài triệu đồng thế nên các hộ gia định thường mua để sử dụng. Từ đó dẫn đến vấn nạn hát karaoke trong khu dân cư, gây ra nhiều tranh cãi.
Vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn
Nhiều người dân ở các khu dân cư đang bức xúc vì chiếc loa kẹo kéo này khi phải chịu đựng cảnh tra tấn lỗ tai bởi các cá nhân thiếu ý thức khi sử dụng các loại loa này. Đa số các trường hợp đó thường là người dân sử dụng loa kẹo kéo để hát karaoke với âm lượng lớn và không có biện pháp hạn chế tiến ồn cho các nhà khác.
Các hậu quả đáng tiếc do “ô nhiễm tiếng ồn”
Vào ngày 14/4/2020, đã xảy ra một vụ án mạng tại địa bàn huyện Bình Chánh, TP.HCM, hậu quả là ông N.T.B (50 tuổi, quê quán Cà Mau) tử vong tại chỗ.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông B. lên tiếng nhắc nhở các thanh niên trong xóm ngưng việc hát karaoke gây ồn ào, sau đó hai bên xảy ra kiễu thuẩn và kết cục là ông B. bị Nguyễn Thanh Khoa (30 tuổi, quê quán Bến tre) dùng dao đâm tử vong.
Ngoài ra còn rất nhiều vụ việc đau lòng khác xảy ra mà nguyên nhân từ các chiếc loa kéo này.
Hát loa kéo có bị phạt?
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hát karaoke làm ồn ào tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h đến 6h sáng hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 - 300.000 đồng đối với cá nhân vi phạm (nếu tổ chức vi phạm thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 600.000 đồng).
Xử phạt khó
Vì hiện tại để có thể xử phạt về ô nhiễm tiếng ồn cần phải dựa vào mức độ ồn, cường độ âm thanh thì mới xử phạt được, để đo được mức độ ồn thì cần phải có máy đo tiếng ồn. Thêm nữa là việc xử phạt còn do nhiều trường hợp khi các đoàn kiểm tra đến nơi thì có thể người dân đã ngưng ca hát rồi, rất khó để tìm chứng cứ và xử lí.
Kết luận
Hát karaoke là thú vui của các gia định tại Việt Nam, nhưng với thiết kế nhà sát nhà như ở Việt Nam thì chuyện ảnh hưởng đến các gia đình khác là điều không thể tránh khỏi. Mỗi chúng ta ai cũng nên có ý thức khi hát karaoke như: bật âm thanh vừa phải, nên đóng kín cửa nhà khi hát, không hát vào các thời điểm nghỉ ngơi trong ngày, thì sẽ có thể tránh được các trường hợp đáng tiếc như trên.